Tour du lịch Hà Nội-Quy Nhơn 5N4D
From
Duration
Tour Type
Overview
Là một trung tâm hành chính lớn, một thành phố xinh đẹp của tỉnh Bình Định, du lịch Quy Nhơn thu hút du khách bởi đường bờ biển dài chạy ôm quanh thành phố tạo thành một hình bán nguyệt duyên dáng, nước xanh trong và những địa điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp như Ghềnh Ráng, bãi Hoàng Hậu, biển Trung Lương êm ả… Ngoài ra, Quy Nhơn còn được biết đến là một thành phố của thi ca, một thành phố e lệ nằm nép mình giữa núi và biển tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tìn, mời gọi du khách một lần ghé thăm.
Tour du lịch Hà·Nội-Quy Nhơn 5N4D của PNTrip là hành trình đưa quý khách đi tham quan, khám phá vùng đất xinh đẹp của tỉnh Bình Định, giúp quý khách có một trải nghiệm du lịch hoàn toàn mới mẻ và trọn vẹn nhất.\
Những trải nghiệm thú vị trong chương trình:
Included/Exclude
- Xe vận chuyển du lịch chất lượng tốt phục vụ theo chương trình + Đón tiễn Sân bay/Ga.
- Khách sạn tiêu chuẩn 2-3 khách/phòng.
- 09 bữa ăn chính có trong chương trình.
- Vé vào cổng 01 lần các điểm thăm quan có trong chương trình.
- Vé & thuyền tham quan KDL Hầm Hô (01 lượt)
- Thuyền tham quan đảo Hòn Khô và dụng cụ lặn ngắm san hô: Áo phao, kính lặn, ống thở.
- Phí an ninh du lịch biển đảo.
- Bảo hiểm du lịch mức bồi thường tối đa 20.000.000 vnđ/Trường hợp.
- Hướng dẫn viên nhiệt tình và kinh nghiệm phục vụ xuyên suốt chương trình.
- Nước uống ngày 2chai /người/ngày, khăn lạnh.
- Chi phí cá nhân, phí trò chơi cá nhân và tham quan ngoài chương trình.
- Ăn, Uống ngoài chương trình.
- Show diễn võ thuật và trống trận tại Bảo Tàng Quang Trung (Show: 400.000vnd/đoàn dưới 20 pax, từ 20pax trở lên phụ thu 20.000vnd/pax)
- Hóa đơn VAT 8%
- Phương tiện vận chuyển: Tp.HCM/Hà Nội – Quy Nhơn- Tp.HCM/Hà Nội.
Tour Plan
- Cá biển hấp cuộn bánh tráng, rau sống
- Mực hấp gừng
- Ốc hấp
- Tôm sú nướng sa tế
- Bào ngư nướng mỡ hành
- Chình um nước cốt dừa
- Cháo hải sản
- Tráng miệng: Trái cây + trà đá + khăn lạnh
- Thêm 1 tô cháo
- Nhà Thờ Mằng Lăng – một kiến trúc Pháp cổ theo lối Gotic. Đây là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, đã được xây dựng hơn 120 năm, là nơi lưu giữ cuốn sách chữ Quốc Ngữ đầu tiên của linh mục Alexandre de Rhodes, in vào năm 1651 tại Roma. Nơi đây cũng gắn liền với thánh Anre Phú Yên, một vị thánh tử vì đạo.
- Ghềnh Đá Đĩa – được xếp hạng di tích lịch sử, thắng cảnh cấp quốc gia 1998. Trên thế giới có một nơi thứ 2 có đá xếp chồng thành cột thẳng đứng giống Ghềnh Đá Đĩa tại ScotLand, có tên gọi là
- Tháp Nhạn – một biểu tượng của thành phố Tuy Hòa, tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 12, cao gần 23.5m, ngự trị trên đỉnh của ngọn núi cùng tên – Núi Nhạn
- Đàn Tế Trời Đất – tương truyền nơi đây xưa kia Nguyễn Nhạc được trời đất ban cho Ấn Tín để từ một nông dân áo vải của ba anh em nhà Tây Sơn, trong đó 2 người trở thành vua và 01 người trở thành Vương đó là điều kỳ lạ chưa từng xảy ra với giai cấp nông dân trong lịch sử.
- Bảo Tàng Quang Trung – Dâng hương lên Tây Sơn Tam Kiệt và các văn quan võ tuớng. Cầu nguyện đuờng học hành, quan trường, sự nghiệp đỗ đạt thăng tiến. 9 Pho tuợng quần thần Tây Sơn được đúc với tỷ lệ 1:1, dát vàng do ông Huỳnh Phi Dũng (hay Huỳnh Uy Dũng) chủ Đại Nam Quốc Tự hiến cúng. Chiêm ngưỡng Giếng nước xưa; Cây me cổ thụ hơn 300 năm tuổi – Là những kỷ vật còn lưu giữ trong vuờn nhà của ba anh em Tây Sơn.
- Thành Cổ Đồ Bàn: Kinh Đô của vương quốc Chăm pa, được xây dựng từ năm 1000 (Thế kỷ thứ X) bởi Chiêm Vương Ngô Nhật Hoan. Thành hình vuông, mỗi bề dài một dặm, xây bằng gạch và đá ong, kiến trúc kiên cố. Mở bốn cửa trong Thành có Điện, có Tháp, ngoài Thành có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt Tây, núi Long Cốt mặt tiền, gò Thập Tháp yểm hậu.,,Thành gắn với giai thoại mối tình lịch sử của công chúa Đại Việt Huyền Trân và Chiêm Quốc Chế Mân. ..Đến thế kỷ thứ XV, năm 1471 vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Đồ Bàn, mở mang bờ cõi, đổi thành Phủ Hoài Nhơn. Dưới Thời Tây Sơn, Thái Đức Nguyễn Nhạc, năm 1776 cho mở rộng và đổi tên thành là Thành Hoàng Đế – Trở thành đại bản doanh của quân đội Tây Sơn cho đến năm 1786.
- Chùa Thập Tháp: Một ngôi chùa đẹp tinh tế và cổ nhất tại Bình Định và các tỉnh miền trung. Chùa năm trên đồi Long Bích, thuộc kinh đô Đồ Bàn. Trên đồi có mười ngôi Tháp Chăm. Khi những ngôi tháp này đổ, Thiền Sư Nguyên Thiều lấy gạch từ 10 ngôi tháp này xây chùa nên lấy tên chùa Thập Tháp. Chùa còn có tên là chùa Nguyên Thiều để ghi nhớ tên tuổi vị thiền sư đã đến đây, lưu lại và khai sơn chùa vào năm 1683. Chùa nằm trong khuôn viên kinh đô Đồ Bàn. Trải qua hơn 330 năm với 16 đời truyền thừa danh tiếng như thiền sư Liễu Triệt, thiền sư Minh Lý, thiền sư Phước Huê,…Thìên sư Phước Huệ đuợc phong làm quốc sư và được mời vào Hoàng Cung nhà Nguyễn giảng Phật Pháp từ đời vua Thành Thái đến đời vua Bảo Đại và tại học đường Trúc Lâm và Tây Thiên Huế.